Hoàng Hải (TP HCM) Chia sẻ về lần trải nghiệm bị xe ôtô phía trước đi lùi và và chạm vào xe máy của anh. Khi dừng đèn đỏ ở phía sau xe ôtô,ềNkhidừngđènđỏmacallan Hải có giữ khoảng cách một chiếc xe, bỗng nhiên xe ôtô trôi chậm về sau, đèn phanh không sáng, đèn lùi không sáng, và đẩy xe của Hải, mặc dù trước đó anh đã bấm còi liên tục để cảnh báo. May mắn xe đã kịp phanh khi những người xung quanh vỗ vào thân xe để báo hiệu cho tài xế, đèn phanh lúc này sáng lên, không có tai nạn xảy ra.
Để xe trôi về phía sau khi dừng là một lỗi cơ bản của tài xế, nhất là những tài xế mới, chưa quen xe. Theo nguyên tắc, khi muốn dừng xe tài xế phải luôn giữ phanh, và chỉ thả ra khi muốn di chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong những trường hợp dừng đèn đỏ quá lâu, một số tài xế thường chuyển sang số mo (số N - Neutral), để chân được nghỉ ngơi, không cần phải đặt lên bàn đạp phanh, hoặc cả bàn đạp côn trong trường hợp dùng số sàn.
Khi chuyển về số N, bánh xe không còn được kết nối với hệ truyền động, nên xe không bị động cơ kéo đi. Nhưng lúc này, nếu có bất cứ lực nào tác động, xe sẽ trôi theo quán tính. Bởi vậy, khi dừng ở đoạn đường dốc, trọng lực sẽ khiến xe trôi về trước hoặc sau. Thông thường nếu trôi về trước tài xế dễ nhận biết bởi khoảng cách với xe trước ngắn lại, nhưng trôi về sau sẽ khó hơn vì không quan sát được, nhất là khi tài xế mải dùng điện thoại, không nhìn sang hai bên.
Điều quan trọng khi dừng đèn đỏ là luôn phanh. Tài xế có thể sử dụng phanh chân thông thường, hoặc phanh tay, hay chế độ giữ phanh tự động (Auto Hold) với những xe có tính năng phanh tay điện tử. Tài xế có thể để ở số D hoặc N tùy thói quen, nhưng dù ở số nào, vẫn phải luôn áp dụng phanh.
Nhiều tài xế cho rằng về N có thể tiết kiệm xăng, nhưng thực tế không phải. Các xe hiện nay đều được thiết lập vào chế độ cầm chừng khi dừng, bởi vậy việc trả về N hay ở D không ảnh hưởng gì tới mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.
Ngoài ra, hiện tượng cảm thấy xe đi lùi còn có thể xảy ra ngay cả khi tài xế đã đạp phanh. Đây là một ảo giác phổ biến, thường thấy khi dừng xe lâu, tài xế chú ý vào việc khác, khi ngẩng đầu lên thấy xe khác đã di chuyển về phía trước, trong khi xe mình đứng yên, tạo ra ảo giác xe đang bị trôi về sau, có thể khiến một số người hoảng loạn, vọt nhanh về phía trước.
Hiện tượng trên thường xảy ra với các tài xế mới, dễ bị căng thẳng khi lái xe. Theo các chuyên gia, chỉ cần lái nhiều hơn để làm quen xe, luôn tập trung vào đường phía trước để đỡ bị ảo giác.
Phạm Hải